TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN LAB SÀI GÒN
hoạt động chuyên ngành
Trình độ: Phó giáo sư
Vị trí quản lý: Phó Trưởng bộ môn Y sinh học - Di truyền, Trường Đại học Y Hà Nội
Số năm kinh nghiệm: 37 năm
Quá trình công tác
1983 – 1996: Giảng viên Bộ môn Sinh học di truyền – Trường Đại học Y Hà Nội;
1997 – 2005: Giảng viên chính, cán bộ giảng dạy bộ môn Y sinh học – Di truyền Trường Đại học Y Hà Nội;
2005 – 2011: Giảng viên chính, Bí thư Chi bộ, Phó trưởng bộ môn Y Sinh học – Di truyền, Trường Đại học Y Hà Nội;
2011 – nay: Giảng viên chính, cán bộ giảng dạy bộ môn Y sinh học – Di truyền Trường Đại học Y Hà Nội.
Quá trình học tập
1979: Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội;
1982: Học Bác sĩ Nội trú Trường Đại học Y Hà Nội, Chuyên ngành Y học Di truyền;
1996 – 1997: Học Thạc sĩ tại Vương Quốc Bỉ – Viện Y học nhiệt đới – Princes Leopold;
2001: Nghiên cứu sinh khóa 13 – Trường Đại học Y Hà Nội;
2006: Tốt nghiệp Thạc sĩ;
2007: Học tại Vương Quốc Bỉ, Khóa học quốc tế về Khoa học Y sinh học nhiệt đới;
Danh hiệu, phần thưởng, công trình nghiên cứu khoa học
Đã công bố các bài báo trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Y Hà Nội; Tạp chí Y học thực hành; Tạp chí khoa học Đọc Học – Bộ môn Tài nguyên và Môi trường;
Birth defects section in Mekong sante cònerence;
Năm 2003 đến nay: Đề tài Nghiên cứu được áp dụng trong thực tiễn: “Nghiên cứu xây dựng mô hình tư vấn di truyền cho các gia đình chịu sự ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh”;
Năm 2004 – 2006: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với bệnh não úng thủy ở các bệnh nhi được điều trị tại khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Xanh Pôn;
Năm 2006 – 2008: Tính chất gia đình của bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết và rối loạn chuyển hóa Bệnh viện Bạch Mai;
Năm 2010: Hoàn chỉnh kỹ thuật multiplex PCR để phát hiện mất đoạn nhỏ AZFa, AZFb trên nhiễm sắc thể Y ở các bệnh nhân thiểu năng sinh sản;
Đề án cấp Nhà nước năm 2005 – 2009: Áp dụng cá tiến bộ khoa học kỹ thuật Y sinh học để phát hiện, chẩn đoán và đề xuất các biện pháp can thiệp cho các gia đình bị bất thường sinh sản do nguy cơ chịu ảnh hưởng của CĐHH trong chiến tranh;