Câu hỏi thường gặp (FAQ)

TRƯỜNG HỢP NÀO LÀM SAI LỆCH KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ADN

Có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, xét nghiệm ADN trong kiểm tra mối quan hệ huyết thống có độ chính xác gần như tuyệt đối với tỷ lệ là 99,9999%. Đây là xét nghiệm kiểm tra mối quan hệ huyết thống chính xác, nhanh chóng nhất hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng phương pháp này. Tỷ lệ sai sót của xét nghiệm ADN gần bằng 0.

Tuy nhiên kết quả có thể bị sai lệch nếu mắc phải những trường hợp sau:

1. Sai sót từ qui trình xét nghiệm của nhân viên phòng labo (tuy nhiên trường hợp này gần như không có bởi nhân viên luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình khi xét nghiệm adn) các kết quả sẽ được kiểm duyệt 2 lần bởi các chuyên gia trước khi trả kết quả.

2. Mẫu vật không thuộc về người cần được giám định: mẫu vật bị tráo đổi, lấy nhầm, sẽ dẫn đến kết quả bị sai lệch.

3. Sai xót trong khâu kết luận kết quả dẫn đến sự nhầm lẫn thông tin cho khách hàng hiểu sai về kết quả xét nghiệm adn. Xin dẫn chứng 1 ví dụ từ bài viết trên báo  infonet.vietnamnet.vn

Cắt đoạn gen lệch khiến xét nghiệm ADN sai lệch

Anh Vinh (tên nhân vật đã thay đổi) sống tại Hà Nội luôn nghi ngờ đứa bé 5 tuổi không phải con của mình. Anh chia sẻ mình thường xuyên đi công tác nước ngoài dài ngày, thời điểm vợ anh có bầu, sinh con anh thường xuyên không ở Việt Nam. Anh về nhà hẳn khi đứa trẻ đã được 2 tuổi.

Đứa trẻ càng lớn càng không có điểm gì giống bố khiến sự nghi ngờ trong anh Vinh càng lớn theo. Anh nghĩ tới phương án làm xét nghiệm ADN để xác định quan hệ cha con.

Thực tình nếu kết quả xét nghiệm cho thấy đúng là con của anh thật thì anh sẽ ân hận suốt đời vì đã trót nghi ngờ. Nhưng như vậy còn hơn là anh giữ mối nghi ngờ tới lúc chết.

Gần đây, lúc xoa đầu nựng nịu con bé anh nghe con bảo “bố không được nhổ tóc vì mẹ dặn con vậy”. Từ câu nói tưởng như bâng quơ của con trẻ anh Vinh đã âm thầm lấy bàn chải đánh răng của hai bố con mang đi xét nghiệm ADN.

Tuy nhiên, khi đến Trung tâm xét nghiệm ADN Hà Nội, anh Vinh bị từ chối mẫu và tư vấn cần lấy mẫu khác. Anh về lấy 2 sợi tóc của con và của mình mang tới. Hai ngày sau, kết quả xét nghiệm cho thấy có huyết thống nhưng không phải cha con.

Anh Vinh tiếp tục nghi ngờ kết quả xét nghiệm ADN sai nên sang một cơ sở khác làm xét nghiệm lại. Kết quả tại cơ sở này thì anh và con có huyết thống cha con.

Anh Vinh mang kết quả trước đó đến Trung tâm xét nghiệm ADN Hà Nội để “bắt đền”. Tuy nhiên, khi được bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc của Trung tâm Xét nghiệm ADN Hà Nội giải thích, anh bắt đầu tin hơn vào kết quả.

Bà Nga cho biết trường hợp của anh Vinh là lệch hai gen. Khi giải trình tự gen để xác định huyết thống, các giám định viên thấy có hai gen bị lệch nên đã có kết luận cùng huyết thống nhưng không phải cha con.

Khi đi xét nghiệm ở cơ sở khác, cơ sở này đã cắt hai gen lệch và kết luận cùng huyết thống là cha con.

Sự khác nhau của xét nghiệm ADN dân sự và hành chính pháp lý?

– Xét nghiệm ADN dân sự cho mục đích cá nhân và gia đình mình biết, không có giá trị pháp lý. Các bạn có thể tự thu mẫu tại nhà và mang đến trung tâm LAB SAI GON hoặc liên hệ hotline: 0903 078 001 để được hỗ trợ thu mẫu miễn phí tại nhà.

– Xét nghiệm ADN cho mục đích hành chính pháp lý có thể sử dụng kết quả để làm giấy khai sinh, thủ tục nhận con tại UBND phường, xã hoặc phục vụ mục đích bão lãnh di dân đi các nước, kết quả có thể sử dụng tại đại sứ quán các nước, phục vụ kiện tụng theo trưng cầu của tòa án. Các xét nghiệm pháp lý cần phải tuân thủ theo quy trình của trung tâm gồm: chụp hình, lăn tay, giấy tờ tùy thân (CMND hoặc Passport, giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh), việc thu mẫu sẽ do nhân viên trung tâm thực hiện (không được tự thu mẫu tại nhà). Có thể thực hiện việc thu mẫu tại nhà của các bạn hoặc tại trung tâm LAB SAI GON.

Giám định ADN, xét nghiệm ADN và phân tích ADN có khác nhau không?

– Hoàn toàn không khác nhau đều là phân tích ADN của chúng ta. Chúng chỉ khác nhau về tên gọi. 

– Với phân tích ADN trong khoa học hình sự để phục vụ công việc truy nguyên cá thể xác định tội phạm hoặc phục vụ công tác kiện tụng theo trưng cầu của tòa án thì gọi là giám định ADN. Còn để phục vụ cho các mục đích dân sự thì có thể gọi là phân tích ADN hoặc xét nghiệm ADN.