1. Sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú phụ nữ trung niên
Hiện nay chưa có xét nghiệm sàng lọc nào được phê duyệt hoặc chứng minh dành cho ung thư vú phụ nữ dưới 45 tuổi. Điều này khiến cho những phụ nữ trẻ được chẩn đoán ung thư muộn hơn, cụ thể:
- Phụ nữ càng trẻ càng có nguy cơ bị ung thư vú do đột biến gen hoặc tiền sử gia đình.
- Phụ nữ trẻ thường có mô vú dày, khiến việc phát hiện ung thư bằng chụp X quang tuyến vú gặp nhiều khó khăn và kém chuẩn xác.
Dưới đây là một số điều mà chị em có nguy cơ hoặc đã được chẩn đoán mắc ung thư vú cần lưu ý, bao gồm:
- Nắm rõ tiền sử gia đình về ung thư vú cũng như các bệnh ung thư khác ở cả nam và nữ giới.
- Nếu được chẩn đoán mắc ung thư vú, bạn có thể giáo dục những người còn lại trong gia đình để các thành viên biết về nguy cơ của chính mình.
- Trao đổi với bác sĩ về tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc các bệnh ung thư khác để xác định xem liệu có cần thực hiện xét nghiệm di truyền hay không.
- Lắng nghe cơ thể, kiểm tra vú thường xuyên và báo ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi nào ở vú, bao gồm tiết dịch núm vú, cục u, vết sưng vú, thay đổi ở núm vú hoặc da vùng vú bị lõm xuống / nhăn lại.
- Tự khám vú thường xuyên là cách quan trọng giúp phát hiện sớm ung thư vú và tăng tỷ lệ điều trị thành công.
2. Nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh da đen
Theo các chuyên gia cho biết, phụ nữ da đen dưới 45 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn so với những người da trắng ở cùng nhóm tuổi. Ngoài ra, bệnh ung thư vú thuộc thể 3 âm tính (thụ thể hormone và HER2 âm tính) cũng xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ da đen trẻ trung niên. Một phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và khiến bệnh tiến triển nặng hơn ở phụ nữ trong cộng đồng Da đen là do sống trong cảnh nghèo đói, ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế.
3. Điều trị ung thư vú ở phụ nữ phụ nữ dưới 45 tuổi
Bệnh ung thư vú phụ nữ dưới 45 thường có nguy cơ bùng phát dữ dội hơn, do đó những đối tượng này cần được điều trị tích cực hơn, cụ thể:.
- Nếu bệnh nhân đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và có khối u vú dương tính với thụ thể hormone, chị em có thể cần phải điều trị để ngăn buồng trứng hoạt động cùng với liệu pháp hormone.
- Ở phụ nữ trẻ tuổi, ung thư vú được đánh giá có cấp độ cao hơn và mức độ hung hãn hơn, thường âm tính với thụ thể hormone. Khi đó, bệnh nhân cần phải thực hiện hoá trị nhiều hơn so với phụ nữ lớn tuổi mắc ung thư vú.
4. Đối phó với những thay đổi cơ thể khi mắc ung thư vú
Một trong những thách thức lớn khi bị ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc trẻ tuổi là sự thay đổi lớn về ngoại hình cũng như những hệ luỵ của điều này đối với các mối quan hệ. Để đối phó với nỗi lo lắng này, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trước khi phẫu thuật: Trao đổi với bác sĩ phẫu thuật về kế hoạch điều trị và các lựa chọn tái tạo vú.
- Trong quá trình điều trị: Phụ nữ trẻ mắc ung thư vú thường gặp các tác dụng phụ như khô hạn, giảm ham muốn tình dục, gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống vợ chồng. Để đối phó với những điều này, bạn hãy thảo luận với bác sĩ về những cách giúp giảm thiểu tác dụng phụ và cách giao tiếp với người bạn tình một cách hiệu quả.
- Đối phó hệ luỵ của biện pháp điều trị ung thư: Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây rụng tóc và khiến phụ nữ trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Bệnh nhân có thể tham khảo cách đối phó như dùng khăn hoặc đội tóc giả.
5. Đối phó với thách thức khó có con khi điều trị ung thư vú
Phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh vẫn có khả năng mang thai, tuy nhiên những người mắc ung thư vú có thể gặp phải một số vấn đề về khả năng sinh sản cũng như mãn kinh tạm thời do điều trị ung thư bằng liệu pháp hormone. Để đối phó với nỗi lo lắng này, chị em nên trao đổi với bác sĩ về mong muốn có con và những lựa chọn của mình trước khi bắt đầu điều trị, chẳng hạn như bảo tồn khả năng sinh sản.
Để đặt lịch khám. Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0903 078 001 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi.
Nguồn tham khảo: oncolink.org