Xét nghiệm ADN ly hôn

Từ 1.750.000VNĐ/mẫu

Xét nghiệm ADN ly hôn là thủ tục để cung cấp chứng cứ rõ ràng trước tòa về việc đứa con không phải con ruột sau khi ly hôn và không muốn thừa nhận con.

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM ADN LY HÔN

Xét nghiệm ADN được sử dụng trong trường hợp nào khi ly hôn?

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Điều 88. Xác định cha, mẹ

  • Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
  • Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
  • Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Như vậy, để xác định một đứa trẻ là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có một số trường hợp quan trọng sau đây:

  • Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
  • Con được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau đó.
  • Con được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
  • Con được sinh ra trước khi vợ chồng đăng ký kết hôn, nhưng được cha mẹ thừa nhận.

Như vậy đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được xác định là con chung của hai vợ chồng.

Khi xảy ra việc ly hôn, không quan trọng liệu việc này diễn ra thuận tình hay đơn phương, một người sẽ được ủy quyền nuôi con và người còn lại sẽ phải đảm bảo nghĩa vụ cung cấp tiền cấp dưỡng cho con. Luật Hôn nhân và Gia đình Điều 88 mục 2 quy định rằng nếu đứa trẻ không có sự thừa nhận từ cả hai cha mẹ, cần có chứng cứ và phải thông qua quyết định của Tòa án.

Xét nghiệm ADN ly hôn thường được sử dụng trong các trường hợp:

– Không công nhận quan hệ cha mẹ con.

+ Đối với người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Sau khi Toà án đã đưa ra quyết định, người không thừa nhận con sẽ không còn nghĩa vụ nuôi con nữa, và trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con sẽ được chuyển giao cho người còn lại trong mối quan hệ cha mẹ.

+ Đối với người phải cấp dưỡng con sau khi ly hôn: Người này không còn phải thực hiện việc cung cấp tiền cấp dưỡng cho đứa con không phải con ruột.

– Cha hoặc mẹ muốn bỏ tên mình khỏi giấy khai sinh của con.

Xét nghiệm ADN ly hôn được sử dụng như thế nào trong quá trình ly hôn?

1. Thủ tục không nhận cha mẹ con

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Tờ khai (theo mẫu quy định)

– Giấy tờ chứng minh KHÔNG có quan hệ cha mẹ con: Xét nghiệm ADN, chứng cứ khác…

– Giấy tờ tùy thân của con (giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có) và cha mẹ (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…)

2. Thủ tục xóa tên cha/mẹ khỏi giấy khai sinh 

 Tờ khai (theo mẫu quy định);

– Giấy tờ chứng minh KHÔNG có quan hệ cha mẹ con: Xét nghiệm ADN, chứng cứ khác…

– Giấy tờ tùy thân của con (giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có) và cha mẹ (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…) và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch;

Với bản kết quả xét nghiệm ADN được chấp nhận tại UBND xã/phường – Sở Tư pháp – TAND các cấp tỉnh thành phố trên toàn quốc, Lab Sài Gòn đã hỗ trợ hàng nghìn trường hợp hoàn thiện các thủ tục pháp lý thuận lợi và nhanh chóng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết: 0918582178 

Các loại mẫu dùng xét nghiệm ADN ly hôn

Mẫu dùng xét nghiệm ADN bảo lãnh – di dân – nhập tịch BẮT BUỘC phải do chuyên viên của Lab Sài Gòn trực tiếp lấy, bao gồm các loại:

  • Mẫu máu
  • Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)
  • Mẫu gốc chân tóc
  • Mẫu móng tay

Trong đó, loại mẫu phổ biến được các đơn vị xét nghiệm sử dụng hiện nay là mẫu máu và mẫu tế bào niêm mạc miệng được lấy thông qua đầu tăm bông thấm nước bọt.

Độ chính xác của công nghệ là như nhau đối với tất cả các loại mẫu sinh phẩm của cùng 1 người: > 99,999999%.