Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm tổng quát

Acid Uric

Acid uric là hợp chất được đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu, còn một phần nhỏ thì được đào thải qua đường tiêu hóa. Khoảng tham chiếu của chỉ số chỉ số Acid Uric là 214 – 488 μmol/l.

Chỉ số Acid uric máu tăng trong các trường hợp sau:

  • Tăng nguyên phát: Do giảm đào thải (tự phát) hay tăng sản xuất dẫn đến một số bệnh như Von Gierke, Lesch Nyhan,…
  • Tăng thứ phát: Trong bệnh thống phong (Gout) lúc cơn, acid uric giảm đột ngột sau đó tăng cao, kèm nốt tophi ở khớp và hình thành sỏi urat ở thận; suy thận; nhiễm độc chì, thuỷ ngân; gia tăng chuyển hóa tế bào: bệnh bạch cầu cấp, đa u tủy xương, bệnh đa hồng cầu; thiếu máu tan máu: sốt rét, thiếu hụt G6PD; 

Chỉ số Acid uric máu giảm trong các trường hợp sau: 

  • Bệnh Wilson.
  • Cơn liệt chu kỳ và xanthin niệu…
Glucose: Chỉ số đường trong máu

Chỉ số đường trong máu giúp xác định được nồng độ glucose trong máu lúc đói của người xét nghiệm tại thời điểm hiện tại là bao nhiêu. Từ kết quả thu được, bác sĩ có thể xác định và chẩn đoán người xét nghiệm khỏe mạnh bình thường, bị tiền đái tháo đường hay đã bị đái tháo đường.

Khoảng tham chiếu của chỉ số Glucose máu là từ 3.9 – 6.4 mmol/l.

Nếu kết quả xét nghiệm nằm ngoài khoảng tham chiếu cho phép thì đồng nghĩa với việc bạn đang bị tăng hoặc giảm đường máu. 

  • Nêu chỉ số glucose tăng tức là bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp/chuyển hóa glucose. 
  • Ngược lại nếu nồng độ đường trong máu thấp hơn giá trị tham chiếu thì tức là bị hạ đường huyết với các triệu chứng như run rẩy, bủn rủn, hoa mắt, đói cồn cào, vã mồ hôi…
Creatinin

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, Creatinin được đào thải qua thận nên đây là chỉ số được dùng để đánh giá chức năng của thận. 

Khoảng tham chiếu của chỉ số Creatinin là 62 – 115 μmol/l.

  • Chỉ số Creatinin máu tăng trong trường hợp bị bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn,… 
  • Creatinin máu giảm trong các trường hợp bị suy dinh dưỡng nặng, phụ nữ có thai, sản giật, hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp…
AST (GOT)

SGOT là một loại enzyme đảm nhận vai trò trao đổi amin (transaminase) và tham gia vào các hoạt động chuyển hóa cũng như tổng hợp của cơ thể. Theo dõi chỉ số AST (GOT) thường là để đánh giá về chức năng gan cũng như theo dõi hiệu quả điều trị của một số bệnh lý về gan.

Khoảng tham chiếu của chỉ số GOT là <34 U/L.

  • Chỉ số GOT tăng có thể sẽ là cảnh báo các tế bào gan đang bị tổn thương, có thể là do viêm gan, xơ gan, ung thư gan hoặc là nguy cơ của nhồi máu cơ tim. 
  • Chỉ số AST (GOT) giảm là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh như tiểu đường, Beriberi.
ALT (GPT) 

Chỉ số ALT (GPT) là một enzym chủ yếu ở gan, ngoài ra còn có một lượng ít ở thận, tim Vì thế xét nghiệm GPT chủ yếu giúp chẩn đoán các bệnh lý về gan.

Khoảng tham chiếu của chỉ số GPT là <49 U/L.

  • Chỉ số tăng GPT có thể là do viêm gan virus và các loại khác của bệnh gan liên quan đến sự hoại tử tế bào gan cấp tính. 
  • Khi chỉ số này giảm có thể là cảnh báo mắc tiểu đường hoặc đang trong thai kỳ, Beriberi,… nhưng không có giá trị trong đánh giá mức độ của bệnh.
GGT (Gamma Glutamyl transferase)

GGT là một trong 3 loại men gan (2 loại còn lại là GOT và GPT). Không chỉ xuất hiện ở gan mà GGT còn có ở thận, lá lách, tuyến tụy và ruột non. Chỉ số GGT thu được qua xét nghiệm cho phép bác sĩ chẩn đoán được các bệnh lý ở gan và các bệnh về chức năng tạo mật của gan…

Khoảng tham chiếu của chỉ số GGT là <49 U/L. Khi chỉ số này tăng cao hơn thì tức là có thể gan đã bị tổn thương, phổ biến nhất là viêm gan do bia, rượu.

Cholesterol: Chỉ số mỡ máu

Chỉ số cholesterol toàn phần thể hiện toàn bộ hàm lượng lipid có trong máu, bao gồm LDL, HDL và các thành phần khác. Bác sĩ căc cứ vào chỉ số này để chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Khoảng tham chiếu của chỉ số Cholesterol là từ 3.9 – 5.2mmol/l. Nếu như kết quả cao hơn hoặc thấp hơn khoảng tham chiếu này thì tức là bạn đang có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

HDL-C (High Density Lipoprotein cholesterol)

HDL-C là 1 trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ máu về gan. Vì thế xét nghiệm chỉ số này sẽ giúp xác định bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch… hay không.

Khoảng tham chiếu của chỉ số HDL-C là > 0.9 mmol/L.

Khi nồng độ HDL – cholesterol giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và biến chứng tim mạch nguy hiểm như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, sốc tim, đột quỵ.

Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện các bệnh lý ở thận, gan, túi mật. Dưới đây là cách đọc kết quả 10 chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu:

Chỉ sốKhoảng tham chiếuÝ nghĩa và kết quả chỉ số
LEU hay BLO (Leukocytes)10 – 25 Leu/UL
– Giúp phát hiện nhiễm trùng đường niệu. 
– Nếu nồng độ cao hơn tức là có nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn.
NIT (Nitrit)Âm tính – Dương tính– Giúp phát hiện nhiễm trùng đường tiểu
– Nếu kết quả có NIT tức là có nhiễm trùng đường tiết niệu 
SG (Specific Gravity1.015 – 1.025
– Giúp đánh giá mức độ loãng đặc của nước tiểu. 
– Nước tiểu đặc có thể là do thiếu nước hoặc bệnh lý suy thận
– Nước tiểu loãng có thể là do bệnh lý đái tháo đường.
Độ pH (Độ acid)4.6 – 8– Giúp đánh giá độ acid của nước tiểu.
– Chỉ số giảm có thể là do tiểu đường, tiêu chảy mấy nước.
– Chỉ số tăng có thể do suy thận mạn, nhiễm khuẩn thận…
BLD (Blood)Âm tính – Dương tính– Giúp phát hiện bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương thận, niệu đạo…
– Xuất hiện trong nước tiểu tức là đang mắc/nguy cơ mắc các bệnh trên
PRO (Protein)Âm tính – Dương tính
– Giúp phát hiện bệnh lý ở thận
– Xuất hiện trong nước tiểu có thể là do bệnh lý ở thận hoặc nhiễm trùng.
GLU (Glucose)Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ đang mang thai– Giúp phát hiện bệnh tiểu đường
– Khi GLU tăng có thể là do đái tháo đường, do thận bị tổn thương…
ASC (Ascorbic Acid)5 – 10 mg/dL
– Giúp phát hiện viêm nhiễm ở thận, đường tiết niệu…
– Khi kết quả cao thì có thể thận của người xét nghiệm đang gặp vấn đề. 
KET (Ketone)2,5 – 5 mg/dL– Giúp phát hiện bệnh tiểu đường, nghiện rượu hoặc nhịn ăn trong thời gian dài
UBG (Urobilinogen)Âm tính – Dương tính
– Giúp phát hiện bệnh liên quan đến gan: xơ gan, nhiễm khuẩn…