TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN LAB SÀI GÒN
LẤY MÁU XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ LAB SÀI GÒNĐăng ký nhận tư vấn
LẤY MẪU XÉT NGHIỆM TẬN NƠI
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và kết quả sẽ được trả ngay tại nhà
Tính tiện lợi
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp giảm thời gian đi lại, chờ đợi. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả ngay tại nhà. Ngoài ra, có thể theo dõi được tiến trình lấy máu xét nghiệm.
Chi phí xét nghiệm hợp lý
Giá dịch vụ xét nghiệm tại nhà được niêm yết theo đúng bảng giá khách hàng sử dụng dịch vụ tại trung tâm
Nhanh chóng
Sau khi nhận được lịch đặt của khách hàng, nhân viên lấy mẫu sẽ gọi điện xác nhận thời gian và địa chỉ lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời đến đúng theo lịch. Ngoài ra, tùy từng xét nghiệm sẽ có thời gian trả kết quả khác nhau, với hệ thông trang thiết bị, máy móc xét nghiệm được đầu tư hiện đại khách hàng sẽ nhận được kết quả chỉ từ 8 giờ.
VÌ SAO CHỌN DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ CỦA LAB SÀI GÒN
Quy trình xét nghiệm ADN được thực hiện theo tiêu chuẩn quy trình SOP, phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 9001:2015 được đầu tư các trang thiết bị được nhập khẩu hoàn toàn từ các hãng lớn, uy tín như: Máy ly tâm lạnh (Hermle , Đức, Eppendorf, Đức), Máy PCR (Eppendorf, Đức…). Máy giải trình tự gen Applied Biosystems 3500 Genetic Analyzer(ABI, Mỹ), Máy giải trình tự Applied Biosystems 3130 Genetic Analyzer (ABI, Mỹ);
091 858 2178ĐẶT LỊCH LẤY MẪU XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ CỦA LAB SÀI GÒN
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý..
Hướng dẫn cách lấy mẫu tóc xét nghiệm ADN
Bước 1: Chuẩn bị các phong bì sạch, ghi rõ tên từng đối tượng tham gia xét nghiệm bên ngoài để tránh nhầm lẫn
Bước 2: Thu thập từ 7 đến 10 sợi tóc có chân nang
**Lưu ý:
Không phân biệt tóc đen hay tóc bạc, tóc ngắn hay tóc dài
Phải có chân nang. Có thể kiểm tra bằng cách đặt sợi tóc lên giấy thì thấy chân tóc dính vào.
Bước 3: Cho mẫu tóc thu thập vào phong bì theo đúng tên đối tượng, niêm phong lại
Bước 4: Bỏ tất cả các phong bì chứa mẫu vào bao thư to gửi về cho LAB SÀI GÒN theo địa chỉ:.
Xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng
Bước 1: Làm sạch khoang miệng bằng nước lọc để loại bỏ mảng bám thức ăn. Đối với trẻ em, bạn nên cho trẻ uống từng thìa nhỏ.
Bước 2: Dùng tăm bông đã cắt bỏ 1 đầu đưa vào khoang miệng, quệt nhẹ đầu bông vào phía trong má. Vừa cọ nhẹ vào vùng niêm mạc miệng vừa xoay nhẹ đầu bông trong khoảng 10 – 15 giây để nước bọt có thể thấm ướt đầu bông. Lặp lại thao tác lấy mẫu với má còn lại bằng 1 chiếc tăm bông khác.
Bước 3: Sau khi lấy xong, bạn để đầu tăm bông khô tự nhiên trong khoảng 10 – 15 phút. Cần lưu ý không được để đầu tăm bông chạm vào bất kỳ vật dụng nào khác. Điều này có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bụi bẩn vào đầu tăm bông và gây ảnh hưởng đến chất lượng mẫu cũng như độ chính xác của kết quả.
Xét nghiệm ADN bằng cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Bước 1: Trước khi thu thập mẫu xét nghiệm ADN
Bạn cần chuẩn bị một tờ giấy trắng sạch hoặc một chiếc khăn sạch khô
Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Chuẩn bị thêm 1 chiếc máy sấy
Bước 2: Tiến hành thu mẫu xét nghiệm ADN
Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Bạn có thể sử dụng trực tiếp phần dây rốn được cắt khi bé mới sinh ( đoạn sát với phần cuống rốn chừa lại trên bụng của bé). Sau đó hong khô bằng máy sấy rồi bỏ vào khăn sạch/tờ giấy gấp lại
Trẻ sơ sinh đã rụng rốn (có sẵn cuống rốn khô): Cho vào tờ giấy/khăn sạch gấp lại
Cho tờ giấy/khăn đã gấp trên vào phong bì và dán lại
Bước 3: Gửi mẫu để xét nghiệm ADN
Điền đầy đủ thông tin lên phong bì gồm: Họ và tên, loại mẫu…
Gửi mẫu đến trung tâm xét nghiệm ADN LAB SÀI GÒN gần nhất với bạn hoặc nếu bạn còn thắc mắc có thể liên hệ tổng đài 091 858 2178 để được hỗ trợ 24/7..
Hướng dẫn cách thu mẫu móng tay
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị 1 tờ giấy trắng A4, giấy tập học sinh, giấy lịch hoặc phong bì sạch.
1 dụng cụ bấm móng tay
Bước 2: Tiến hành thu mẫu móng
Tiến hành cắt 5 – 7 mẫu móng tay hoặc móng chân, cắt càng nhiều móng càng tốt
Bước 3 : Bảo quản mẫu móng tay
Gói tờ giấy có mẫu lại cẩn thận, ghi rõ họ tên, năm sinh cho từng người, thu mẫu xét nghiệm cho từng người một, ghi chú thông tin bên ngoài cẩn thận trước khi chuyển sang thu người kế tiếp để tránh nhầm lẫn mẫu.
Mẫu móng tay có thời gian lưu khá lâu khoảng 1 – 5 năm nên thuận tiện cho các bạn những lúc bận rộn chưa có thời gian đến trung tâm để làm ngay..
Các bước thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Câu hỏi thường gặp
Kết quả xét nghiệm ADN sẽ phụ thuộc vào mục đích xét nghiệm cụ thể, nhưng nó có thể cho ra thông tin về mối quan hệ họ hàng, nguy cơ bệnh, hay định danh tội phạm, v.v.
Quy trình xét nghiệm ADN được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và các phương pháp được sử dụng đều được kiểm tra đánh giá chất lượng, do đó kết quả xét nghiệm ADN được coi là rất chính xác.
Xét nghiệm ADN huyết thống cho độ chính xác lên tới 99,99%, là bằng khoa học chính xác nhất và được ứng dụng rộng rãi trong các thủ tục hành chính tại Việt Nam như: Làm khai sinh, Trưng cầu Giám định Tòa án, Thủ tục bảo lãnh, Nhập tịch,…
Do đó, việc đánh giá kết quả xét nghiệm ADN phải được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và phải xem xét kết quả kết hợp với thông tin và bệnh sử của bệnh nhân. Nếu cần thiết, việc lấy mẫu và xét nghiệm có thể được lặp lại để đảm bảo kết luận là chính xác..
Quá trình xét nghiệm ADN thường bao gồm các bước sau:
Thu thập mẫu: Mẫu được thu thập từ người cần xét nghiệm ADN, thông thường là bằng cách lấy một mẫu máu hoặc một mẫu tế bào từ bên trong miệng. Các mẫu này sẽ được lưu trữ và vận chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.
Trích xuất DNA: Các kỹ thuật viên, nhà khoa học sẽ tiến hành trích xuất DNA từ mẫu được thu thập. Quá trình này bao gồm việc phá vỡ các tế bào và tách lọc DNA ra khỏi các thành phần khác của tế bào.
Phân tích DNA: Sau khi trích xuất DNA, các nhà khoa học sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích DNA. Các phương pháp này có thể bao gồm phân tích quy trình PCR (Polymerase Chain Reaction) để nhân bản DNA và phân tích giải trình tự DNA.
Đánh giá kết quả: Sau khi phân tích xong, các nhà khoa học sẽ đánh giá kết quả và so sánh với các dữ liệu tham chiếu để xác định thông tin cần thiết, bao gồm việc xác định mối quan hệ họ hàng, đánh giá nguy cơ bệnh, hoặc định danh tội phạm.
Việc xét nghiệm ADN cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế và kỹ thuật viên có kinh nghiệm, và các mẫu và kết quả phải được bảo mật và xử lý đúng cách để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy..
Các trường hợp cần làm xét nghiệm ADN có thể bao gồm:
Kiểm tra quan hệ họ hàng: Xét nghiệm ADN được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, chẳng hạn như kiểm tra cha mẹ con, anh chị em ruột, ông bà, chú bác, em họ, cháu nội,…
Chẩn đoán bệnh di truyền: Xét nghiệm ADN có thể giúp xác định nguyên nhân của các bệnh di truyền, chẳng hạn như bệnh Down, Edwards, Patau, …
Đánh giá nguy cơ bệnh: Xét nghiệm ADN cũng có thể giúp tầm soát ung thư
Định danh tội phạm: Xét nghiệm ADN cũng được sử dụng để giúp nhận dạng tội phạm, đặc biệt là trong các vụ án liên quan đến tội phạm tình dục hoặc tội phạm ma túy.
Tuy nhiên, việc làm xét nghiệm ADN, đặc biệt là xét nghiệm ADN
Pháp lý cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế và luật sư có kinh nghiệm để đảm bảo tính chính xác và sự bảo mật của thông tin cá nhân..
Xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể xác định được các quan hệ:
Quan hệ huyết thống trực hệ (cha/mẹ – con)
Quan hệ huyết thống không trực hệ
– Theo dòng nội: Ông nội/Bác – Cháu trai; Bà nội – Cháu gái; Hai chị em cùng cha
– Theo dòng mẹ: Bà ngoại – Cháu, Anh chị em cùng mẹ, cháu – chị em gái của mẹ .
Xét nghiệm ADN hành chính là các xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống nhằm mục đích hành chính pháp lý như:
Làm giấy khai sinh cho con khi bố mẹ chưa kết hôn
Thêm tên bố vào giấy khai sinh của con chỉ có tên mẹ
Xác định quyền và nghĩa vụ trợ cấp đối với con cái sau khi ly hôn
Làm thủ tục nhận con, nhận quyền thừa kế
Làm thủ tục nhập tịch, làm visa,…
Hoàn toàn được. Hiện nay có hai phương pháp tiến hành xét nghiệm huyết thống cho thai nhi:
1. Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn: Sử dụng mẫu máu tĩnh mạch của người mẹ và người cha giả định. Phương pháp lấy mẫu này an toàn cho người mẹ và thai nhi.
2. Xét nghiệm trước sinh xâm lấn: Mẫu của thai nhi được lấy bằng phương pháp sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối. Phương pháp này có tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi: Sẩy thai, rò rỉ nước ối, sang chấn thai nhi, nhiễm trùng tử cung, đẻ non… Nên Lab Sài Gòn khuyến khích khách hàng nên cân nhắc những nguy cơ phải đối mặt khi quyết định lựa chọn phương pháp xâm lấn này..