Xét Nghiệm 13 Gen Lặn Cho Thai Nhi – NIPT 13 Gen Lặn

Xét nghiệm 13 gen lặn là gói xét nghiệm NIPT mở rộng với 13 hội chứng bất thường nhiễm sắc thể gen lặn trên thai nhi. Trong đó bao gồm 2 thể alpha và beta-Thalassemia của bệnh Thalassemia (hay còn gọi là hội chứng tan máu bẩm sinh)

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM NIPT GEN LẶN

Gói xét nghiệm 13 gen lặn gồm những bệnh nào? 

Gói xét nghiệm 13 gen lặn gồm 13 hội chứng liên quan đến bất thường tại gen lặn trên nhiễm sắc thể của thai nhi. Cụ thể như sau:

1. Alpha-Thalassemia

Gen lặn gây nên hội chứng là gen HBA1, HBA2 nằm trên nhiễm sắc thể 16. Đây là đột biến khiến chuỗi alpha globin trong phân tử Hemoglobin bị suy giảm và thiếu hụt. Từ đó khiến lượng huyết sắc tố ít hơn so với người bình thường.

Mức độ ảnh hưởng của chứng Thalassemia sẽ phụ thuộc vào số lượng gen alpha bị suy giảm, cụ thể như sau:

  • Khiếm khuyết 1 gen alpha: chỉ mang gen bệnh, còn lại biểu hiện lâm sàng bình thường
  • Khiếm khuyết 2/4 gen alpha: mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhưng không có triệu chứng lâm sàng
  • Khiếm khuyết 3/4 gen: mắc thiếu máu tan máu có triệu chứng, lách to
  • Khiếm khuyết cả 4 gen alpha: gây phù thai trong tử cung, khiến phân tử hemoglobin không thể vận chuyển oxy.

2. Beta-Thalassemia

Gen lặn gây nên hội chứng là gen HBB nằm trên nhiễm sắc thể 16. Đột biến này khiến giảm sản xuất chuỗi beta globin trong phân tử Hemoglobin. Dựa trên khả năng sản xuất beta globin bị suy giảm, bệnh được chia làm 3 cấp độ

  • Nhẹ: Hay còn gọi là thể ẩn hay dị hợp tử, người mang gen bệnh sẽ không có triệu chứng, chỉ có bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ từ nhẹ cho tới trung bình
  • Trung gian: Thường biểu hiện ở tầm vóc bên ngoài kém phát triển, vàng da, vàng mắt và dễ bị nhiễm trùng.
  • Nặng: Khi thiếu hút beta globin nghiêm trọng, gây thiếu máu nặng, tăng sản tủy xương, quá tải sắt, có các biểu hiện lâm sàng rõ rệt như vàng da, loét chân, sỏi mật,…

3. Phenylketone niệu

Gen lặn gây nên hội chứng là gen PAH trên nhiễm sắc thể 12

  • Hậu quả: Gây nên bệnh rối loạn chuyển hóa phenylalanine thành tyrosine, khiến trẻ sa sút trí tuệ và làm tổn thương chức năng thần kinh.
  • Tần suất gặp ở trẻ sơ sinh là 1/12.000

4. Rối loạn chuyển hóa galactose

Gen lặn gây nên hội chứng là gen GALT trên nhiễm sắc thể 9

Hậu quả: Biểu hiện ở trẻ sau sinh vài tuần mất cảm giác thèm ăn, biểu hiện vàng da, gan to, cổ trướng, tổn thương não, bất thường tâm sinh lý và có thể gây ra tử vong

Tần suất gặp: 1/50.000

5. Vàng da ứ mật do thiếu hụt citrin

Gen lặn gây nên hội chứng là gen SLC25A13 trên nhiễm sắc thể 7

Hậu quả: Citrin là một loại protein có vai trò thiết yếu trong việc tổng hợp ure, tái tạo glucose và tổng hợp các nucleotit.Thiếu hụt citrin làm rối loạn khả năng chuyển hóa của gan, gây nên vàng da, tổn thương chức năng gan, gan lách to có thể nhiễm mỡ, xuất hiện triệu chứng thần kinh, có thể tử vong do tổn thương não

Tần suất gặp ở trẻ sơ sinh: 1/19.000 – 1/50.000

6. Rối loạn dự trữ Glycogen loại II

Gen lặn gây nên hội chứng là gen GAA trên nhiễm sắc thể số 17

Hậu quả: Không chuyển hóa được glycogen thành glucose, khiến các tế bào thiếu năng lượng để thực hiện các chức năng, dẫn tới nhiều biến chứng: yếu chi, yếu cơ hô hấp, suy hô hấp và tuần hoàn, tổn thương tim nếu phát bệnh sớm (dưới 2 tuổi) và có thể dẫn đến tử vong sớm

Tần suất gặp ở trẻ sơ sinh: 1/14.000 – 1/300.000

7. Rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson)

Gen lặn gây nên hội chứng là gen ATP7B trên nhiễm sắc thể số 13

Hậu quả: Gây nên giảm bài tiết đồng qua đường mật, ứ đọng tại gan, thận, não, mắt, da, xương,… Từ đó dẫn tới suy gan, suy thận, thiếu máu, vàng da và ảnh hưởng thần kinh. Bệnh thường sẽ khởi phát trong giai đoạn từ 5 cho tới 35 tuổi. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được các biến chứng về sau

Tần suất gặp ở trẻ sơ sinh: 1/30.000 – 1/50.000

8. Bệnh Tayifer Sachs

Gen lặn gây nên hội chứng là gen HEXA trên nhiễm sắc thể 15

Hậu quả: là bệnh thoái hóa thần kinh gây tích tụ chất béo trong não và tế bào thần kinh. Bệnh thường khởi phát chậm qua các giai đoạn như sau

  • 3 tháng tuổi: giật mình, dễ co giật
  • 6-10 tháng tuổi: hạ huyết áp, mất dần thị lực, mất trí nhớ
  • 3-5 tuổi: suy hô hấp, dễ tử vong

Tần suất gặp ở trẻ sơ sinh là 1/35.000

9. Thiếu men G6PD

Gen lặn gây nên hội chứng là gen G6PD trên nhiễm sắc thể X

Hậu quả: G6PD là men được hồng cầu tiết ra để tự bảo vệ khỏi tác nhân oxy hóa. Do đó người thiếu men này khi ăn uống thực phẩm chứa chất oxy hóa cao sẽ gây dị ứng đột ngột với các biểu hiện: sốt cao, khó thở, vàng da.

Tỷ lệ mắc ở Việt Nam là khoảng 2% trẻ sơ sinh, trong đó miền Bắc dao động từ 0,5-3,1%, miền Nam từ 1,9-4,4%. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các dân tộc thiểu số vùng cao như Mường (31%), Thổ (22,6%), Thái (19,3%)…

10. Tăng axit huyết loại II

Gen lặn gây nên hội chứng là gen ETFDH trên nhiễm sắc thể số 4

Hậu quả: Gây nên rối loạn chuyển hóa protein và chất béo, gây mất cân bằng hóa học, tăng nồng độ axit máu (nhiễm toan). Với trẻ có dị tật bẩm sinh sẵn thì khi khởi phát bệnh sẽ thường gây tử vong. Với trẻ không có dị tật bẩm sinh sẽ gây bệnh cơ tim, gan to, tổn thương đa cơ quan. Khởi phát bệnh muộn còn gây nên các bệnh cơ mạn tính và gan to.

11. Rối loạn tích trữ mỡ di truyền (bệnh Fabry)

Gen lặn gây nên hội chứng là gen GLA

Hậu quả: gây rối loạn tim mạch, suy thận, tổn thương thần kinh

Tần suất gặp ở trẻ sơ sinh: 1/50.000 – 1/117.000

12. Xơ nang

Gen lặn gây nên hội chứng là gen CFTR trên nhiễm sắc thể số 7

Hậu quả: Là bệnh lý di truyền nguy hiểm, đe dọa tính mạng, khởi phát khi khoảng 6 tháng tuổi

Tỷ lệ mắc trên trẻ sơ sinh là 1/15.000

13. Rối loạn phát triển giới tính nam do thiếu 5α reductase type II

Gen lặn gây nên hội chứng là gen SRD5A2 trên nhiễm sắc thể số 2

Hậu quả của bất thường này khiến rối loạn chuyển đổi hormones testoterone thành dihydrotesteteron DHT trong các mô tinh hoàn. Bé trai sinh ra với bộ phận sinh dục nữ hoặc bộ phận sinh dục nam bị teo nhỏ, lỗ niệu đạo nằm ở dưới dương vật.